Điều cần biết khi chỉnh sửa mũi bị hỏng sau nâng
Phẫu thuật thẩm mỹ mũi đã khó, việc chỉnh sửa mũi bị hỏng sâu nâng còn khó hơn, đòi hỏi những kỹ thuật cao và phức tạp hơn rất nhiều. Bởi vậy mà để phần nào hỗ trợ hiệu quả cho quá trình chỉnh sửa ấy, bạn nhất định cần phải tìm hiểu rõ những thông tin xoay quanh vấn đề khắc phục mũi bị hỏng này. Tìm hiểu ngay những điều cần biết giúp chỉnh sửa mũi sau khi phẫu thuật hỏng đạt được hiệu quả tối đa nhé!
Dấu hiệu nhận biết nâng mũi đã bị hỏng
Với một chiếc mũi bị nâng hỏng, những dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng này là rất dễ nhận thấy. Cụ thể như sau:
Mũi lệch, vẹo
Mũi lệch, vẹo là dấu hiệu báo động đầu tiên cho thấy kết quả của việc phẫu thuật nâng mũi đã bị hỏng. Nâng mũi về mặt bản chất là quá trình đưa chất liệu độn vào bên trong mũi, giúp định hình và làm cao sống mũi. Trong quá trình này, nếu như việc đưa chất liệu độn vào sai vị trí, mũi sẽ gặp phải tình trạng bị biến dạng và lệch hẳn so với form mũi ban đầu. Đây được xem là biến chứng thường thấy khi phẫu thuật nâng mũi hỏng. Hơn nữa, tình trạng này thường xuất hiện khá muộn, phải khoảng 7 ngày sau tháo băng nẹp mũi việc mũi bị lệch vẹo này mới xuất hiện rõ. Bởi vậy mà, kể từ thời điểm bắt đầu tháo nẹp, bạn cần liên tục quan sát mũi cẩn thận từ mọi góc độ khác nhau, đảm bảo chắc chắn mũi có bị lệch hay không.
Đầu mũi bóng đỏ
Đầu mũi bị bóng đỏ sau khi nâng mũi với nhiều người lại được coi là một phản ứng tự nhiên. Tuy nhiên, đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Nó chỉ đúng nếu hiện tượng này chỉ xảy ra trong khoảng 1-2 ngày đầu tiên sau khi tháo nẹp mũi. Còn từ 5-7 ngày sau, đầu mũi vẫn bóng đỏ và không có dấu hiệu của sự giảm đỡ thì có thể khẳng định việc độn nâng mũi của bạn đã gặp phải sai sót.
Đầu mũi bóng đỏ là lúc phần đầu mũi bị sưng to, nổi cộm lên và nhìn rõ các mao mạch ở bên trong. Nếu đưa tay lên nắn mũi, bạn hoàn toàn có thể cảm nhận thấy luôn cả mảng sụn mũi.
Lộ rõ sóng mũi
Tình trạng lộ rõ sóng mũi cũng cho thấy kết quả của kỹ thuật nâng mũi thiếu chính xác và mũi đang gặp phải sự cố nghiêm trọng. Lộ sóng mũi là khi các thanh độn mũi bị căng tức và in hẳn vào mũi. Hay thậm chí, ở nhiều người phần độn còn bị trồi lên, nhô cao và trông vô cùng đáng sợ. Với những hiện tượng này, bạn hoàn toàn có thể quan sát và nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.
Mũi nhiễm trùng, sưng bầm kéo dài
Mũi bị nhiễm trùng và sưng bầm kéo dài không phải là tình trạng biến chứng hậu nâng mũi phổ biến. Tuy nhiên, đây lại được coi là tình trạng nguy hiểm, đáng báo động nhất cho cơ thể. Các dấu hiệu của tình trạng này phải kể đến là khi đầu mũi tấy đỏ, xuất hiện nhiều nốt mụn nước li ti tại vị trí đầu mũi và lan sang hai bên cánh mũi. Sau khoảng 1-2 ngày viêm đỏ, mũi bắt đầu có dấu hiệu bị thâm đen, các nốt mụn nước có mủ vàng và dịch mũi chảy ra liên tục. Nghiêm trọng nhất là khi vết bóc tách mũi dần trở nên lở loét và hoại tử. Bạn sẽ phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy, đau rát khó chịu khu vực mũi. Có thể thấy, tình trạng này là vô cùng nguy hiểm, bạn cần phải liên hệ ngay tới bác sĩ thẩm mỹ để có phương pháp khắc phục kịp thời, tránh gây hậu quả nghiêm trọng về sau.
>> Xem thêm: Hiểu đúng về phương pháp nâng mũi kết hợp chất liệu tự thân
Nguyên nhân của tình trạng mũi bị hỏng sau nâng
Việc nâng mũi bị hỏng xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân, có cả những nguyên nhân chủ quan và cả từ khách quan. Mỗi nguyên nhân sẽ gây nên những tình trạng mũi hỏng riêng. Những nguyên nhân có thể kể đến như sau:
Do cơ địa mỗi người
Kết quả của một quá trình phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về cơ địa của mỗi người. Việc cơ địa đào thải sẽ gây nên tình trạng nâng mũi không thành công, làm mũi bị hỏng. Trong trường hợp này, nếu bạn sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ cũng như thăm khám định kỳ thì việc khắc phục sẽ được tối ưu phần nào. Đảm bảo tránh những hậu quả khó lường về sau.
Do quá trình chăm sóc hậu phẫu thuật
Một cuộc phẫu thuật thẩm mỹ thành công nhưng có thể không mang lại kết quả đúng như dự tính có thể là do chế độ chăm sóc hậu phẫu thuật. Việc chăm sóc sau khi phẫu thuật nâng mũi được đánh giá là một quá trình vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ và chu đáo tuyệt đối. Bạn cần phải tuân thủ theo đúng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vận động khoa học theo đúng sự chỉ dẫn từ bác sĩ. Như vậy mới đảm bảo được một kết quả nâng mũi hoàn mỹ.
Do địa chỉ thẩm mỹ nâng mũi không đảm bảo
Quy luật cung cầu là luật bất thành văn trong đời sống ngày nay, vì vậy mà với nhu cầu làm đẹp tăng cao như hiện nay, sự xuất hiện của các cơ sở thẩm mỹ cũng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng đều đảm bảo sự uy tín và chất lượng. Thậm chí, có những nơi hoạt động không công khai, không hề có giấy phép hành nghề vẫn ngang nhiên phẫu thuật nâng mũi cho rất nhiều người. Kéo theo đó là tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho chính bản thân người nâng. Vì vậy mà nếu bạn không có sự tìm hiểu kỹ càng khi chỉnh sửa mũi hỏng sau phẫu thuật. Rất có thể nguy cơ chữa “lợn lành thành lợn què” sẽ xảy đến với bạn. Chính vì vậy, hãy lựa chọn cho mình một địa chỉ chỉnh sửa mũi hỏng sau phẫu thuật uy tín và đảm bảo tuyệt đối nhé.
Do các tác động từ bên ngoài
Ngoài những yếu tố nêu trên thì các tác động từ bên ngoài cũng có thể trở thành nguyên nhân gây làm hỏng mũi. Chẳng hạn là những va đập hay cử động mạnh từ bên ngoài, sự vận động sai cách khiến mũi lệch khỏi vị trí phẫu thuật hay tư thế ngủ sai cách gây ảnh hưởng tới mũi. Trên thực tế, có không ít trường hợp phải tiến hành chỉnh sửa mũi bị hỏng sau nâng vì những nguyên nhân tác động bên ngoài trên.
Cách chỉnh sửa mũi bị hỏng sau nâng bạn cần biết
Vậy đâu là cách giúp chỉnh sửa mũi bị hỏng sau nâng? Với từng trường hợp hỏng mũi sẽ có những cách khắc phục riêng. Có thể kể đến như sau:
- Trường hợp mũi lộ sóng, bóng đỏ đầu mũi: Phương pháp phù hợp sẽ là sử dụng sụn mới để thay thế cho sụn cũ ban đầu. Kèm theo đó là kết hợp cùng sụn tự thân bọc đầu mũi giúp mũi được tự nhiên hơn cũng như bảo vệ tối đa vùng đầu mũi.
- Trường hợp sóng mũi lệch, vẹo, lỗ mũi và cánh mũi không đều do vách ngăn lệch: Lúc này, việc cần làm là tiến hành tháo bỏ chất liệu độn trước đó và điều chỉnh ổn định lại vùng mũi. Khi vùng mũi ổn định, việc thực hiện đặt sụn mới và khâu cố định mũi mới được thực hiện.
- Trường hợp mũi quá cao hoặc quá thấp: Sẽ được điều chỉnh bằng cách tháo, gọt hoặc thay thế sụn cũ và đặt sụn lại vị trí ban đầu.
- Trường hợp nâng mũi bị nhiễm trùng: Với trường hợp này, sụn sẽ cần được lấy ra để xử lý tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra cũng có thể độn sụn mới và bổ sung sụn tự thân để bọc đầu mũi.
- Trường hợp mũi lòi sụn: Bác sĩ sẽ cần xử lý tháo lấy sụn ra khỏi mũi, kết hợp giải phóng bao xơ và khâu vết thủng lại.
- Trường hợp mũi xuất hiện dị vật: Sẽ được xử lý bằng cách loại bỏ đi dị vật kết hợp cấy lớp mỡ hạ bì để tái tạo lại cấu trúc mũi.
Kết luận
Có thể thấy, việc chỉnh sửa mũi bị hỏng sau phẫu thuật cũng như các vấn đề xoay quanh vấn đề này là những thông tin hết sức quan trọng và cần được nắm rõ. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên của chúng tôi phần nào giúp bạn có được cái nhìn bao quát hơn về vấn đề này cũng như kỹ lưỡng hơn trong việc lựa chọn địa chỉ nâng mũi phù hợp. Nếu như bạn đang có nhu cầu cần chỉnh sửa mũi bị hỏng, nhu cầu nâng mũi làm đẹp hay các dịch vụ thẩm mỹ làm đẹp khác. Xin vui lòng liên hệ đến Thẩm mỹ bác sĩ Văn Anh chúng tôi nhé. Với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, bác sĩ thẩm mỹ tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm cùng máy móc, thiết bị hiện đại. Chúng tôi nhất định sẽ làm hài lòng mọi khách hàng ghé thăm. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kịp thời và nhanh chóng nhé!
Thẩm mỹ bác sĩ Văn Anh – làm đẹp từ tâm, nâng tầm nhan sắc Việt
- Địa chỉ: 61 Vũ Thạnh, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 0944433666
- Email: thammybacsivananh@gmail.com
- Fanpage: www.facebook.com/drvananh.vn