Nâng mũi bị mụn mủ: Bật mí nguyên nhân và cách khắc phục
Nâng mũi bị mụn mủ là tình trạng phổ biến trong giai đoạn hậu phẫu thuật, xảy ra ở cả nam và nữ giới. Nguyên nhân là do dùng thuốc giảm đau, kháng sinh; chăm sóc không đúng;…
Vậy để nắm rõ hơn về những nguyên nhân, cách khắc phục nâng mũi bị nổi mụn bạn đừng vội bỏ qua bài viết này.
Giải đáp nâng mũi có nặn mụn được hay không?
Nâng mũi có nặn mụn được không – bạn tuyệt đối không được nặn mụn dưới bất cứ hình thức nào. Lý do là mũi chưa ổn định nên dễ bị lệch sống hoặc lệch hẳn sang 1 bên do tác động ngoại lực.
Nâng mũi có nặn mụn được không – bạn tuyệt đối không được nặn mụn dưới bất cứ hình thức nào
Cách an toàn là bạn cần vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày. Thời gian phù hợp để loại bỏ mụn sau khoảng 4 – 6 tuần nâng mũi.
Vết thương hở ở mũi lúc này đã lành, sụn mũi ổn định hơn nên không ảnh hưởng đến kết quả. Thế nhưng thay vì dùng dụng cụ nặn mụn bạn hãy chọn lột mụn hoặc sản phẩm trị mụn.
Trường hợp mụn quá lớn kèm theo sưng viêm, mưng mủ. Đây là dấu hiệu cảnh báo vết thương nâng mũi đang bị nhiễm trùng bạn cần thăm khác để được xử lý nhanh chóng.
3+ nguyên nhân phổ biến khi nâng mũi bị mụn mủ
Tình trạng bị nổi mụn sau khi nâng mũi do nhiều nguyên nhân như dùng thuốc giảm đau, kháng sinh; chăm sóc không đúng cách;…
Nâng mũi bị mụn mủ là do dùng thuốc giảm đau, kháng sinh; chăm sóc không đúng cách
Nguyên nhân | Chi tiết |
✔️ Dùng thuốc giảm đau, kháng sinh | Các loại thuốc Tây đều mang lại hiệu quả tức thì giúp bạn xử lý nhanh tình trạng viêm nhiễm, đau tại vết thương. Thế nhưng một số tác dụng phụ phổ biến của những thần dược này là gây nóng trong, thay đổi chu trình, nồng độ Hormone nội tiết. Từ đó tạo điều kiện cho mụn trên da mặt, quanh mũi có cơ hội bùng phát. Do đó bác sĩ khuyến cáo nên uống thuốc trong trường hợp bất khả năng, áp dụng theo kê đơn. Nếu thực hiện Skincare trong giai đoạn này đúng cách sẽ giúp da trở lại bình thường sớm hơn. Bạn cũng không nên lo lắng quá do sự căng thẳng kéo dài cũng làm cho nốt mụn càng được đà phát triển. |
✔️ Chăm sóc không đúng cách | Mũi bị nổi mụn mủ có thể liên quan đến vấn đề vệ sinh trên bề mặt da. Vi khuẩn và bã nhờn gây tàn phá lớp biểu bì nếu không dọn dẹp sạch sẽ. Không những thế, da mũi vừa phải chịu tổn thương do chỉnh sửa nên khá yếu, thường tiết da nhiều dầu. Cho nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng làn da không đúng khó tránh khỏi sự tấn công từ mụn. Sau khi phẫu thuật bác sĩ sẽ tháo nẹp trong khoảng 7 ngày và băng bó cẩn thận nên nhiều người cảm thấy e ngại khi chạm đến vị trí này. Điều này khiến cho vùng da bên dưới lớp gạc bí bách dễ nổi mụn mủ. |
✔️ Nâng mũi bị mụn mủ do chế độ ăn uống phản khoa học | Chế độ ăn uống có mối tương quan với nhiều dấu hiệu sau nâng mũi. Chẳng hạn là bầm tím, sưng, ngứa ngáy, đỏ đầu mũi,… Do đó bạn không tự xây cho mình kế hoạch bổ sung dinh dưỡng hợp lý gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều dầu, rượu bia, Fastfood,… làm gan hoạt động kém hiệu quả. Đây là một trong những lời giải đáp cho tình trạng da kém sắc nhanh chóng. |
Bạn quan tâm đến: Nâng mũi bao lâu đẹp, lành, ổn định và trông tự nhiên, xem ngay!
Cách khắc phục mũi bị nổi mụn sau khi nâng mũi
Bị mụn sau khi nâng mũi có thể không gây nguy hại nhưng một số trường hợp lại tiềm ẩn rủi ro đến sức khỏe, nhan sắc. Tùy thuộc vào mức độ tình trạng sẽ có cách xử lý phù hợp:
Khi mụn không đau nhức
Thông thường đối với mụn cám, đầu đen nhỏ bạn không cảm thấy khó chịu, viêm ngứa hay cảm trở đến sự hồi phục sau nâng mũi
Nếu bị mụn không đau nhức sau khi phẫu thuật bạn hãy vệ sinh đúng theo yêu cầu của bác sĩ
Chúng chỉ làm bạn cảm thấy ngứa ngáy, bề mặt da gồ ghề. Cách xử lý đơn giản và hiệu quả là vệ sinh mũi theo yêu cầu của bác sĩ. Nếu xuất hiện nhiều mụn do dùng kháng sinh bạn cần trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc.
Khi ra đường bạn cũng cần đeo khẩu trang để hạn chế bụi bặm bám vào mũi khiến lượng mụn xuất hiện nhiều hơn. Chúng ta cũng cần loại bỏ những món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Khi mụn gây đau nhức
Đa phần những mụn to, sưng đỏ và nhìn rõ nhân bên trong sẽ gây nóng rát, đau tấy. Thậm chí còn lan nhanh sang những vùng lân cận khác nữa.
Khi gặp tình huống này bạn cần hỏi thăm ý kiến từ bác sĩ để được đánh giá và chọn phương pháp giải quyết phù hợp. Cụ thể là bôi thuốc, điều chỉnh dinh dưỡng,…
Ngoài ra, bạn cũng không nên nghe theo mẹo chữa mụn dân gian để tránh làm tình trạng da xuống cấp thêm.
Kết luận
Có thể thấy, nâng mũi bị mụn mủ không làm bạn lo lắng khi đã nắm rõ được nguyên nhân, cách khắc phục sẽ giải quyết nhanh chóng, hiệu quả.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây giúp bạn nắm rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục nâng mũi bị mụn mủ. Bạn cũng cần có thói quen sinh hoạt hằng ngày khoa học và chăm sóc da tốt để cải thiện tình trạng mụn ở mũi.