Sửa Mũi Hỏng: Lấy Lại Vẻ Đẹp Một Cách Nhanh Chóng & Toàn Diện
Chuyện sửa mũi hỏng sau phẫu thuật là điều mà không ai muốn xảy ra. Vậy phải làm thế nào để tránh gặp phải những trường hợp mũi hỏng đáng tiếc xảy ra? Cách giải quyết khi mũi bị hỏng sau phẫu thuật như thế nào? Tất tần tật những điều đó sẽ được Bs Văn Anh chia sẻ qua bài viết sau đây!
6 trường hợp cần chỉnh sửa mũi hỏng sau khi nâng mũi
Mũi hỏng sau khi nâng có rất nhiều tình trạng khác nhau, tùy vào mức độ nặng nhẹ. Sau đây là 6 trường hợp mũi hỏng điển hình hay gặp nhất.
Bóng đỏ ở đầu mũi, lộ sóng mũi
Bóng đỏ ở sống mũi và lộ sóng là tình trạng dễ gặp khi bạn nâng mũi bằng sụn nhân tạo hoặc nâng mũi bọc sụn tự thân. Nếu da mũi mỏng mà sóng mũi quá cao hoặc quá dài cùng chất liệu sụn quá cứng sẽ gây áp lực lên da, làm da mũi mỏng dần theo thời gian và xảy ra tình trạng lộ sóng, căng tức, bóng đỏ ở đầu mũi.
Mũi bị lệch, vẹo hoặc biến dạng
Đây là tình trạng thường gặp sau khi nâng mũi. Nếu nhìn trực diện có thể thấy sóng mũi (đầu mũi) bị lệch sang một bên làm ảnh hưởng tới vẻ đẹp của gương mặt, về lâu dài có thể gây cản trở hô hấp.
Tình trạng lệch mũi sau nâng có thể do lỗi ở kỹ thuật bóc tách tạo khoang và kỹ thuật đặt sóng của bác sĩ hoặc mũi bị va đập trong quá trình chăm sóc. Ngoài ra cấu trúc nền xương của người nâng không cân xứng cũng là nguyên nhân gây mũi lệch.
Mũi bị nhiễm trùng sau khi nâng
Mũi bị nhiễm trùng là biến chứng nặng nhất sau khi nâng mũi với các dấu hiệu sớm hoặc muộn. Nguyên nhân gây nhiễm trùng sau nâng có thể là do tay nghề bác sĩ, môi trường phẫu thuật hoặc do cách chăm sóc của khách hàng sau khi nâng,…
Các biểu hiện thường gặp khi nhiễm trùng mũi là sưng đỏ, đau nhức trong thời gian dài, mũi chảy dịch và có mùi hôi tanh,.. Nếu có những dấu hiệu này thì bạn cần tái khám sớm nhất để có phương án xử lý kịp thời.
Mũi ngắn hếch
Đặc trưng mũi của người Việt vốn khá thấp và ngắn. Do đó hầu hết mọi người đều mong muốn kéo dài đầu mũi kín và thon gọn hơn. Tuy nhiên khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo hoặc nâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi sau một thời gian các mô xơ sẽ co rút làm đầu mũi bị đẩy cao và ngắn hơn. Đặc biệt, mũi nhiễm trùng sau nâng sẽ rất dễ bị co rút ngắn hếch và biến dạng đầu mũi. Ngoài ra tay nghề bác sĩ cũng là một trong những nguyên nhân làm đầu mũi không đạt được độ dài như ý.
Dáng mũi khách hàng không hài lòng sau khi nâng
Một số khách hàng sau khi nâng mũi sẽ không hài lòng về dáng mũi, độ cao hay độ dài của mũi. Đây cũng là trường hợp được xếp vào những lỗi sau phẫu thuật mũi. Hoặc cũng có thể sau một thời gian bản thân người nâng cảm thấy không hài lòng về dáng mũi cũ. Trong khi đó các xu hướng nâng mũi mới khiến mọi người thay đổi và muốn sở hữu dáng mũi hợp mốt nhất.
Đau nhức đầu mũi, bị chảy dịch hoặc mủ
Sau nâng mũi bị ngứa, bị chảy dịch hoặc mủ là một phản ứng thường gặp. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do vết thương sắp lành, cơ thể dị ứng với sụn nâng hoặc do quy trình phẫu thuật không đảm bảo an toàn,… Tùy vào nguyên nhân gây nhức mũi mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương án khắc phục phù hợp nhất.
Thế nào là sửa mũi hỏng?
Phẫu thuật thẩm mỹ mũi hỏng là sau phẫu thuật nâng mũi gặp phải các biến chứng như bóng đỏ, lộ sóng, mũi bị lệch, đầu mũi khoằm,… Nhiều trường hợp sau khi nâng mũi còn bị lòi sụn, mưng mủ, nhiễm trùng, sưng đau kéo dài.
Chỉnh sửa mũi hỏng là kỹ thuật sửa các khuyết điểm của mũi, khắc phục những nhược điểm và chỉnh hình những dáng mũi biến chứng hoặc mũi bị biến dạng do chấn thương, tai nạn.
Xem thêm >>> Sửa Mũi Hỏng Ở Đâu – Mách Bạn Địa Chỉ Sửa Mũi Uy Tín Hàng Đầu Hiện Nay
Nguyên nhân nào dẫn đến những ca nâng mũi bị hỏng?
Là tiểu phẫu khá đơn giản nhưng nâng mũi mang tới sự thăng hạng nhan sắc rất ấn tượng. Bởi vì mũi nằm ở vị trí trung tâm gương mặt và là bộ phận quyết định hơn 80% sắc diện của con người. Tuy nhiên trong phẫu thuật thẩm mỹ luôn tồn tại một tỷ lệ rủi ro nhất định. Mũi hỏng sau phẫu thuật bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Địa chỉ nâng mũi dởm và bác sĩ yếu kém
Trong phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ càng giàu kinh nghiệm, tay nghề cao thì tỉ lệ phẫu thuật thành công sẽ cao hơn và giảm thiểu tối đa các rủi ro. Bác sĩ non có tay nghề kém khó mang tới kết quả thẩm mỹ cao và sự an toàn cho khách hàng.
Chất lượng sụn nâng mũi không được đảm bảo
Bên cạnh tay nghề bác sĩ thì vấn đề sụn nâng mũi kém chất lượng cũng là nguyên nhân khiến cho các ca nâng mũi bị hỏng. Nâng mũi giá rẻ đồng nghĩa với việc sử dụng sụn nâng mũi kém chất lượng, sụn thô cứng và kém tương thích với cơ thể. Sau một thời gian cấy ghép vào cơ thể chắc chắn sẽ xảy ra phản ứng đào thải gây ra biến chứng phức tạp khác.
Cơ địa của người nâng mũi không đảm bảo
Hiện tượng đào thải trong cơ thể cũng là nguyên nhân làm mũi bị hỏng. Nếu gặp tình trạng này, bạn nên sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ và đi khám định kỳ để chuyên viên thăm khám và khắc phục, tránh những hậu quả khó lường về sau.
Chăm sóc hậu phẫu không cẩn thận, chu đáo
Chăm sóc hậu phẫu giúp chiếc mũi nhanh chóng bình phục, ổn định và gom dáng nhưng nếu không biết cách chăm sóc đúng cách có thể xảy ra nhiều rủi ro khác. Sau khi nâng mũi bạn cần vệ sinh vết thương cẩn thận, tránh chạm lên mũi, không vận động mạnh, không trang điểm và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Do một số nguyên nhân bên ngoài
Nâng mũi hỏng cũng hoàn toàn có thể do tác nhân bên ngoài. Một số chiếc mũi nhạy cảm sẽ phản ứng lại khi có vật thể lạ đưa vào khiến mũi bị sưng tấy, chảy mủ. Bên cạnh đó va đập hay cử động mạnh cũng khiến mũi bị lệch ra khỏi vị trí phẫu thuật.
Xem thêm >>> Nâng Mũi Cấu Trúc Bị Hỏng: Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Vì sao chỉnh sửa mũi hỏng lại cần thiết?
Mũi hỏng sau khi nâng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới gương mặt mà còn gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của khách hàng. Không ai muốn sống chung với mũi hỏng. Do đó việc tái phẫu thuật giải quyết các khuyết điểm của biến chứng là cách tốt nhất giúp khách hàng sở hữu một chiếc mũi hài hòa và hoàn hảo nhất.
Có nhiều khách hàng kỳ vọng sau khi sửa mũi hỏng sẽ đẹp như nâng mũi mới. Thực tế thì kết quả sửa mũi hỏng chỉ ở mức cải thiện. Tùy vào tình trạng mũi mà mức độ cải thiện sẽ khác nhau, có thể 90%, 80% hoặc chỉ có 50%,… Tuy nhiên với các trường hợp mũi biến chứng nhẹ như lộ sóng, lệch sóng,… dáng mũi sau phẫu thuật có thể đẹp gần bằng mũi mới. Tuy nhiên những mũi hỏng nặng thì mức độ cải thiện chỉ khoảng 80-90%.
Bên cạnh đó kết quả sửa mũi hỏng còn phụ thuộc nhiều vào tay nghề của bác sĩ. Tâm lý của khách hàng ai cũng muốn mình có một dáng mũi hoàn hảo. Tuy nhiên nếu bạn tái phẫu thuật mũi hỏng thì cần trao đổi kỹ với bác sĩ và chuẩn bị tâm lý thật tốt.
Mất bao lâu khi nâng mũi hỏng mới sửa lại được?
Nếu cơ địa không bị kích ứng bởi chất liệu sụn mũi nhân tạo thì chị em muốn sửa mũi cũng cần đợi khoảng 3-6 tháng khi vết thương cũ đã lành hẳn thì mới nên tiếp tục chỉnh sửa và tạo hình mũi mới.
Tuyệt đối không được hấp tấp vội vàng sửa mũi ngay sau khi nâng mũi hỏng. Bởi vì lúc này vùng mũi chưa phục hồi trọn vẹn sẽ tác động tới tính năng vùng mũi. Tốt nhất là nếu mũi hỏng bạn cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa để nhìn nhận và xác lập thực trạng trước khi đưa ra giải pháp cải thiện.
Mách bạn địa chỉ chỉnh sửa mũi hỏng
Sửa mũi hỏng sau phẫu thuật, khách hàng chẳng mong gì hơn một dáng mũi hoàn thiện hơn và không còn khuyết điểm. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng kỹ thuật nâng mũi tiến bộ, Dr Văn Anh giúp khách hàng khắc phục toàn bộ những tình trạng mũi hỏng hiệu quả, an toàn và đem tới một dáng mũi mới, một diện mạo mới cho khách hàng.
Với hơn 30.000 ca phẫu thuật chỉnh sửa mũi hỏng thành công, Dr Văn Anh rất am hiểu quy trình cũng như kỹ thuật sửa mũi hỏng giúp đem tới hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.
Nâng mũi là một tiểu phẫu nhưng vẫn tồn tại một tỷ lệ rủi ro nhất định. Tuy nhiên nếu chẳng may bạn sửa mũi hỏng thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy đến với Dr Văn Anh – Nơi cứu cánh cho mọi chiếc mũi hỏng của bạn.